Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Bí ẩn 6 người chết vì ngôi miếu thiêng tại Thái Bình

Giải mã bí ẩn 6 người chết vì phá ngôi miếu thiêng tại Thái Bình


Kỳ 1: Giải mã về ngôi nhà có 6 người chết thương tâm ở Thái Bình

Nhắc đến ngôi nhà “ma ám”, hay “thánh vật”, người ta lại nghĩ ngay đến ngôi nhà hoang ở xã Vũ Tây (Kiến Xương, Thái Bình), với 6 mạng người trong nhà cùng chết bất đắc kỳ tử không rõ nguyên nhân, khiến cả tỉnh náo loạn thời kỳ đó.

Bí ẩn 6 người chết tại miếu thiêng


Người còn sống sót, là anh Trần Quốc Việt, con trai chủ nhà, dù mạnh mẽ nhất, nhưng cũng sợ hãi bỏ chạy khỏi ngôi nhà đó, sống ẩn dật ở TP. Thái Bình, mà không ai biết anh ở đâu. Người con dâu dẫn cháu nội trốn hẳn vào Tây Nguyên bao năm không về nữa, cắt đứt mọi liên lạc, những mong không bị thứ “siêu linh” đuổi theo hành.

Thế nhưng, mới đây, anh Việt đã quay về ngôi nhà hoang của mình, đối mặt với “tử thần”, chấp nhận số phận.

Ngôi nhà hoang và bí ẩn ngôi miếu thiêng


Con đường từ triền đê sông Trà Lý đến xóm 9 xã Vũ Tây xuyên qua cánh đồng lúa mênh mông giờ đã đổ bê tông, nhưng cái ngõ, ao, mảnh vườn trước nhà ông Trần Văn Rạng thì mười mấy năm qua vẫn vậy, cỏ mọc um tùm, ngõ chẳng dấu chân, nhà cửa đổ nát.

Tuy nhiên, bước chân vào sân, nhìn vào ngôi nhà chính, có cảm giác “bừng sáng”, ấm áp hơn, bởi có sinh khí của người ở. Bao năm qua, những cánh cửa đóng im ỉm, xộc xệch, nhện giăng, rợn người.

Tôi gọi váng một hồi, thì thấy người đàn ông dáng đi khật khừ, khuôn mặt không lộ vẻ biểu cảm, bàn tay ‘búp măng’ với những móng tay dài đuột, cầm con dao đi ra từ phía sau nhà. Anh xưng là Trần Quốc Việt, con của ông Trần Văn Rạng mà nhắc đến tên cả xứ này cũng biết, và ai cũng dựng tóc gáy hãi hùng.

Dường như đã quá quen thuộc với việc tiếp khách lạ, nên anh Việt chẳng nói chẳng rằng, đi vào trong nhà cất dao, rót cốc nước lọc, để trước mặt khách.

Quan sát trong nhà, chẳng thấy có gì giá trị, ngoài chiếc tivi cổ lỗ sĩ để trên chiếc ghế gỗ ở góc nhà. Bộ bàn ghế tiếp cách cũng thuộc hàng “đồ cổ”, thanh ngang cái mất cái còn, ngồi phải nghếch một một bên kẻo mông lọt xuống.

“Chắc cậu lại là nhà tâm linh hở? Gớm, từ hôm về nhà đến nay có đến mấy chục đoàn tâm linh đến bắt ma trừ tà. Có ông tên Long ở Hà Nội nửa đêm kéo cả đoàn người toàn đệ tử gái xuống, phóng chưởng phi tiêu gớm lắm, chả khác gì con khỉ. Phóng chưởng giết ma xong, mấy đứa con gái nhảy chồm chồm ôm nhau hò reo đã diệt quỷ. Gớm, có mà diệt vào mắt. Nhìn ngứa mắt chỉ muốn đuổi cổ hết, nhưng rồi kệ thôi, vì họ làm việc của họ, chả ảnh hưởng gì đến mình. Tốn mấy chai rượu sếch thôi” – anh Việt nhấp ngụm nước rồi thủng thẳng kể.

Tôi hỏi: “Giọng anh nói có vẻ thiếu hơi trầm trọng. Chắc là phổi có vấn đề”. Ông Việt bảo: “Vấn đề gì nữa chứ, sắp toi cái mạng giẻ rách này rồi. Hôm nọ đi chụp, bác sĩ bảo phổi trắng hết rồi. Tôi cũng mặc kệ, chết sớm đi cho xong chuyện. Bị lao phổi mấy năm rồi. Bác sĩ bảo chỉ sống được 3 tháng, thế mà sống đến 10 cái 3 tháng rồi vẫn không chịu chết cho. Đời đúng là khốn nạn. Người lành, người khỏe, trẻ con, thì ‘nó’ bắt đi, còn cái thằng bệnh hoạn này thì nó cứ để cho sống để trêu ngươi, để hành…”.

Thấy anh Việt nói khá lạ, tôi hỏi lại, thì anh bảo “nó” tức là cái thế lực đen tối ở khu đất này đang hành hạ anh. Đang ngồi nói chuyện, thì anh dừng lại, nhìn ra ngoài sân, rồi tôi quan sát thấy hai cánh tay anh nổi gai ốc, người rùng một cái. Tôi thắc mắc, thì anh bảo, vừa thấy “nó” lướt ở ngoài sân. Nó cứ xuất hiện, thì anh lại lạnh người nổi gai ốc.

Tôi hỏi han một hồi, thì hóa ra anh mắc thêm bệnh về đường tiêu hóa, cứ miệng nôn trôn tháo cả ngày. Bệnh đó trong đông y gọi là thấp nhiệt, nên nóng trong mà lạnh ngoài. Tinh thần người đàn ông này có vẻ không được bình thường, nên khi nhắc đến chuyện ma hành quỷ ám, tâm lý ảo tưởng xuất hiện, cộng với căn bệnh trong người, nên tạo cảm giác nổi gai ốc cũng là chuyện bình thường. Khi anh Việt nói thế, bản thân tác giả thực sự chẳng cảm nhận thấy gì cả.

Theo lời anh Việt, thì mảnh đất nhà anh vẫn vậy, vẫn rùng rợn và quái đản dị thường như xưa. Đêm anh vẫn gặp những con rắn to tướng, bằng bắp chân, dài ngoằng treo trên cây trứng gà, với cây xà cừ. Ban ngày mưa xuống nắng lên, anh vẫn gặp vài con bò loe ngoe ở sân. Ấy thế nhưng, có một điều lạ, là chẳng ai nhìn thấy được rắn ở trong vườn ngoài anh.

Có con rắn khiến anh chú ý nhất, là có da màu vàng, y như lon nước bò húc, mình dài bằng đón gánh, nhưng cái đuôi lại cụt. Thi thoảng nó xuất hiện quanh chỗ cái miếu ở khu vườn bên trái ngôi nhà anh đang ở.

“Hôm đầu tôi về, có thằng cháu 20 tuổi xung phong ngủ cùng. Đêm nào cũng nghe tiếng lộc cộc ngoài sân, nên nó ở được đôi ba hôm rồi chuồn mất. Tôi mặc kệ, chỉ mong ‘nó’ bắt luôn mình đi cho sớm về với tổ tiên ông bà, thế mà mãi nó không chịu bắt.

Ngoài tôi ra, thì không ai có thể ở ngôi nhà này. Đến đám thầy bà kéo về, cũng chỉ làm lễ, rồi nhanh chân chuồn thẳng, chứ có mời cũng không dám ở. Tôi làm bảo vệ ở một nhà máy, nên chơi với bọn nghiện cũng nhiều. Kể chuyện nhà mình, mà chúng nó còn sợ. Có thằng đói thuốc hỏi vay tiền, tôi bảo tao sẽ cho mày 5 tép, thuê xe ôm cho mày, nếu mày dám ngủ ở nhà tao một đêm. Có thằng ngủ nghỉ hút chích nghĩa địa suốt, thế mà khi xe ôm chở đến đầu ngõ, nó bỏ chạy thẳng cẳng.

Hồi đấy, tôi đi đến đâu, cũng có mấy ông công an đi kèm, nhưng họ chỉ lặng lẽ ngồi quan sát từ khoảng cách vài mét. Cả ngày lẫn đêm họ đi theo tôi. Chắc họ nghĩ có người ám sát để bịt đầu mối. Nhưng đúng là chuyện hài, vì nhà tôi toàn nông dân, còn tôi làm bảo vệ, có làm ăn gì hay gây hại cho ai đâu mà có kẻ muốn giết sạch cả nhà để bịt đầu mối. Họ làm công việc của họ, nên tôi kệ thôi” – anh Việt kể.

Ngồi trò chuyện một hồi, thì điều tôi nhận thấy ở người đàn ông này, là tâm lý bất cần đời, xen lẫn không bình thường. Có lẽ, những ám ảnh kinh hoàng, những cái chết khủng khiếp của những người thân, đã lấy đi sự minh mẫn của người vốn là trụ cột của gia đình. Việc anh sống độc thân, không vợ, không con, thui thủi một mình, mắc lắm bệnh tật, cũng đánh quỵ người đàn ông này.

Bỏ lại người đàn ông với những câu chuyện vẩn vơ trong căn nhà trống hoác, tôi đi vòng ra phía trái.

Trời đất âm u, càng tạo cảm giác ám ảnh, rờn rợn. Lối đi bên nhà lát gạch, rêu mốc, trơn trượt. Ruồi nhặng, muỗi bay vo ve. Ngôi nhà chính chưa đổ mái hoang tàn cỏ mọc. Ngôi nhà ngang sập mái, với cây bạch đàn đổ ngang đè lên.

Giữa mảnh sân nhỏ, dưới tán cây trứng gà, mà theo lời anh Việt, quả to bằng cái bát con, ngôi miếu nhỏ lạnh lẽo khói hương, lâu lắm không ai chăm sóc.

Bí ẩn ngôi miếu thiêng


Phía trong vườn, ngay bờ ao um tùm cỏ mọc, bèo nổi, dưới gốc sung già, là ngôi miếu rêu mốc đen sì, cũng lâu ngày không có ai chăm sóc, hương khói, dọn cỏ.

Những hình ảnh đó, với câu chuyện rợn người quanh cái miếu, có thể khiến bất kỳ ai khi đặt chân đến nơi này, đều lạnh người, dựng tóc gáy, mà bỏ chạy.

Những cái chết kỳ lạ, không tìm ra nguyên nhân ở ngôi nhà này, thực sự quá kỳ lạ và ám ảnh. Ngày đó, có cả trăm nhà khoa học tìm về nghiên cứu, gửi mẫu đất nước, thực phẩm sang cả nước ngoài để nghiên cứu. Một đồng chí khi đó là phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phải đứng ra chỉ đạo giải quyết vụ việc chấn động dư luận. Có cả trăm công an, cảnh sát vào cuộc điều tra, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cái chết của 6 người trong gia đình ông Trần Văn Rạng.


Xem tiếp… Kỳ 2



Kỳ 2: Giải mã về ngôi miếu thiêng ở Thái Bình

Ngôi miếu thiêng

Dáng đi lật khật, anh Trần Quốc Việt (xóm 9, Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình) dẫn tôi ra phía sau nhà.

Phía trái ngôi nhà chính như một thế giới khác, không có dấu chân người, ẩm ướt, âm u và rậm rạp.

Núp sau những tán cây bạch đàn đổ nghiêng ngả, những cây xoài um tùm, là một ngôi nhà mái bằng xây dở và một ngôi nhà cấp 4 sụp mái, tạo nên vẻ hoang tàn đổ nát.

Giữa sân gạch rêu mốc, trơn trượt, là cây hương nhỏ, lạnh lẽo khói hương, lâu lắm không ai chăm sóc. Cách bức tường gạch, cạnh bờ ao, trong vườn, là ngôi miếu nhỏ nữa cũng lạnh lẽo rêu mốc.

Bố đẻ anh Việt là ông Trần Văn Rạng và mẹ đẻ là bà Nguyễn Thị Đào. Ông bà đẻ tới 8 người con, gồm 4 trai, 4 gái. Ông bà làm nông nghiệp, nên con cái cũng chỉ có được miếng ăn mà lớn, chứ chẳng được học hành gì nhiều. Cả đời ông bà gắng sức quần quật nuôi con, rồi lần lượt dựng vợ gả chồng cho 8 người con. Một người con trai bỏ xứ vào Nam lập nghiệp, anh Việt làm bảo vệ cho một công ty nhà nước ở thành phố Thái Bình. Người anh cả và và thứ 3 ở tại mảnh đất này với ông Rạng bà Đào. Mấy người con gái cũng đi lấy chồng cả. Cô lấy chồng trong mãi Tây Nguyên, cô lấy chồng ở xã khác, xóm khác.

Dù con cái chỉ làm nông nghiệp, gắn bó với cây lúa, củ khoai, song do chắt chiu tích cóp, nên những người con của ông bà cũng dần ổn định cuộc sống, xây dựng, sửa sang được nhà cửa.


Người con cả Trần Văn Viết được ông bà Rạng chia cho mảnh đất trước ngôi nhà ngói ông bà ở. Vợ chồng anh Viết đã dựng một ngôi nhà dù là cấp 4, song rộng rãi khang trang, tường bao quây kín. Sau này, khi anh Viết qua đời, cả nhà gặp họa, thì ngôi nhà bỏ hoang. Nhà cửa thiếu hơi người, ẩm mốc, mối mọt, mấy trận bão giật thổi bay mái, đổ sập, chỉ còn là dấu tích với đống đổ nát ngổn ngang.

Cậu con trai thứ 3, tên là Trần Văn Út, sau khi lấy vợ vài năm, sinh con đẻ cái, tích cóp được ít tiền, đã xin bố mẹ cho ra ở riêng. Đất đai rộng rãi, nên ông bà Rạng đã cắt một mảnh rộng chừng 200 mét vuông, phía sau về bên trái ngôi nhà của ông bà cho cậu con tưởng là út ít, ai dè chỉ là thứ 3.

Có đất rồi, anh Trần Văn Út dựng tạm một ngôi nhà cấp 4 nho nhỏ, chỉ cỡ 30 mét vuông ở tạm. Ngôi nhà ngay bên bờ ao, phía trước nhà là cái miếu nho nhỏ, giống như cây hương trước nhà. Lịch sử ngôi miếu nhỏ này cũng rất sáng rõ, đó chỉ là ngôi miếu của gia đình, do thế hệ trước dựng nên.

Để hiểu rõ về ngôi miếu này, phải nắm được ngôi miếu ở phía bên kia cái ao nhà ông Rạng. Đó là ngôi miếu do các cụ nhà ông Rạng, cùng một số người dân trong làng dựng nên, gọi là miếu Thần Linh.

Bí ẩn 6 người chết vì phá miếu thiêng


Ngôi miếu Thần Linh vốn thờ 3 mẹ con người ăn mày. Hồi năm 1945, tình trạng chết đói diễn ra khắp vùng quê lúa. Năm đó, có 3 mẹ con ăn mày lang thang đến ngôi làng này xin ăn. Dân làng cũng đói nên họ chẳng xin được gì. Bụng đói cồn cào, nên cậu con của bà ăn mày trèo lên cây sung lớn ngả ra bờ ao để hái sung ăn. Tuy nhiên, chưa hái được quả sung nào, thì cậu bé trượt chân, ngã xuống ao. Người anh thấy vậy liền nhảy xuống ao cứu em. Tuy nhiên, ao sâu nước cả, hai anh em dần dần chìm nghỉm xuống nước. Người mẹ dù đói lả, không nhấc nổi chân, nhưng thấy 2 con chìm dưới dòng nước, liền gắng sức nhảy xuống. Rốt cục, cả 3 mẹ con đã chết đuối dưới ao.

Người dân trong xóm thương xót, đã vớt 3 mẹ con lên, bó chiếu chôn cất cẩn thận ngay bờ ao. Năm đói trôi qua, người dân trong làng may mắn ít người phải chết đói. Nghĩ rằng, do 3 mẹ con ăn mày phù hộ, dân làng mới không chết đói, nên đã dựng một ngôi miếu nhỏ để thờ. Gia đình ông Rạng vừa giữ vai trò chủ trì, vừa đóng góp chính xây dựng ngôi miếu.

Sau này, ngôi miếu trở thành nơi tụ họp tâm linh của các hộ dân trong xóm. Ngày rằm, ngày lễ, người dân đều hương khói chu đáo tại ngôi miếu nhỏ này. Từ ngôi miếu thờ 3 mẹ con ăn mày, có lúc gọi là thờ ma đói, đã biến thành miếu thờ thần.

Gần 3 năm sau khi xây dựng ngôi miếu này, vào năm 1948, một bà trong họ Trần đau ốm liên miên mà không rõ nguyên nhân. Bà này là thầy cúng, chuyên cúng bái, xem long mạch cho người dân trong vùng. Bà bảo, do long mạch ở đất nhà mình có vấn đề, nên phải lập một ngôi miếu, rước Thần ở miếu thờ 3 mẹ con chết đói về thờ.

Ngôi miếu được xây dựng khá nhỏ, đơn sơ ở rìa bờ ao, đối diện với ngôi miếu thờ 3 mẹ con chết đói. Bà còn kêu thần linh, thổ địa lên ngự ở miếu để bà hương khói ngày đêm. Hàng ngày, bà này cúng bái, hương khói cẩn trọng. Tuy nhiên, hương khói mãi mà chẳng ăn thua gì, bệnh tình bà mỗi ngày nặng thêm. Cuối cùng, bà chết một cách bí ẩn, khi đang khấn vái ở miếu.

Cái chết của bà khiến gia đình và người thân càng tin vào sự linh thiêng của ngôi miếu nhỏ này. Từ đó đến nay, các thế hệ họ Trần coi ngôi miếu là chỗ dựa tâm linh, hương khói ấm cúng trong những ngày trọng đại. Người dân trong xóm cũng đến khấn vái, dâng lễ xin lộc.

Điều kỳ lạ, là thi thoảng có một con rắn, không rõ là rắn gì, dài khoảng 3m, to bằng chiếc điếu cày, thường xuyên ngự trong miếu. Có lúc gặp nó nằm khoanh tròn chỗ bát hương, có lúc thấy nó nằm vắt trên miếu, có lúc lại thấy nó ở trên ngọn cây. Ai cũng nghĩ rằng thần linh đã hóa thân thành con rắn, nên không ai dám xua đuổi, hoặc bắt nó làm thịt.

“Chuyện xuất hiện rắn ở cái miếu với mảnh đất nhà tôi thì là cơm bữa, tôi gặp suốt ngày. Dân làng ai cũng bảo nhìn thấy, nhưng toàn là nghe kể lại thôi, chứ thực ra, tôi mới là người nhìn thấy con rắn hàng ngày. Con rắn đó to bằng bắp tay, da vàng như lon bò húc, đuôi lại cộc nhìn rất kỳ quái. Nó cũng không sợ người. Cứ mỗi năm nó lột da một lần ở bờ ao” – anh Trần Quốc Việt kể.

Sẽ chẳng ầm ĩ, nếu ngôi miếu ấy nằm rìa mảnh đất rộng rãi của ông bà Rạng, nhưng lại nằm giữa mảnh đất mà anh Trần Văn Út được bố mẹ chia cho. Ngôi miếu nằm giữa mảnh đất thì không thể xây dựng kiểu gì cho phù hợp, hài hòa. Tuy nhiên, ngôi miếu là nơi thờ cúng, chỗ dựa tâm linh của gia đình, xóm giềng, nên anh Út không đụng đến.

Anh Viết dựng ngôi nhà nhỏ ngay trước ngôi miếu, quay mặt thẳng ra ngôi miếu. Vị trí ngôi miếu tuy không phù hợp, nhưng nó không ảnh hưởng đến cuộc sống, lối đi lại, nên anh Út cứ để nguyên.

Chỉ đến một ngày, khi sinh 2 đứa con, khi ngôi nhà 30 mét vuông đã chật chội, khi vợ chồng đã tiết kiệm đủ tiền để xây dựng ngôi nhà mái bằng khang trang hơn, thì ngôi miếu mới trở nên đáng quan tâm. Mảnh đất nhỏ, nên không thể có sự lựa chọn nào khác, anh Út buộc phải đào móng dựng ngôi nhà ngay cạnh ngôi miếu và biến ngôi nhà nhỏ đang ở thành nhà bếp.

Được sự đồng ý của gia đình, xóm làng, anh Út quyết định di dời ngôi miếu ra vị trí khác, ở chái ngôi nhà đang ở, sát bụi tre, cạnh bờ ao. Nói là di dời, nhưng thực ra là phá ngôi miếu cũ, xây dựng ngôi miếu mới và dời sự thờ cúng ra đó.

Hôm phá miếu, gia đình cũng thuê thầy cúng làm lễ cẩn thận, nhưng không hiểu cơ sự gì, hay sự trùng hợp kỳ lạ nào đó mà sự việc xảy ra sau đó lại nghiêm trọng khủng khiếp như vậy. Súc vật liên tiếp lăn ra chết, tiếp đó là những cái chết kinh dị không ngăn nổi xảy đến với 6 thành viên trong gia đình hiền lành chân chất này.

Cái chết khủng khiếp diễn ra liên tục và bí ẩn với đại gia đình ông Trần Văn Rạng, ở xóm 9, xã Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình. Đầu tiên là cái chết của anh Trần Văn Viết (con trai ông Rạng). Tiếp theo là cái chết của ông Trần Văn Rạng, rồi bà Nguyễn Thị Đào (vợ ông Rạng), anh Trần Văn Út (con trai ông Rạng), cháu Trần Quốc Khánh (cháu nội ông Rạng, con anh Út), bà Phạm Thị Tâm (mẹ ông Rạng). Tất cả những cái chết này đều bí ẩn, không tìm ra nguyên nhân, khiến bức màn tâm linh vẫn bao trùm xóm nhỏ và con cháu ông Rạng, cũng như dòng họ Trần suốt bao năm qua.


Nguồn tin : VTC News


===>>> Xem thêm 

Bài văn khấn miếu thần linh chuẩn nhất


Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Năm 2017 thanh minh là ngày nào

Năm 2017 thanh minh là ngày nào

Năm 2017 thanh minh là ngày nào – Tiết thanh minh là gì ? ý nghĩa của ngày tiết thanh minh đối với đời sống tâm linh của người Việt Nam.
Theo các tài liệu nghiên cứu, thì một năm 12 tháng có “nhị thập tứ khí”, trong đó, thanh minh là tiết thứ năm.
Theo nghĩa đen  – Thanh nghĩa là khí trong,
                         – Minh nghĩa là sáng sủa
Do đó, tiết thanh minh được coi là ngày đánh dấu thời điểm thời tiết hết nồm ẩm, bầu trời trở nên sáng sủa, quang đãng, trong lành.Thanh minh là lễ tiết gắn với đời sống văn hóa truyền thống, một tập tục có từ lâu đời của người Á Đông,Thời gian diễn ra Tiết thanh minh tính theo âm lịch là sau ngày Đông chí 105 ngày và sau ngày Lập xuân 45 ngày.
Tính theo âm lịch thì tiết khí thanh minh năm 2017 là lúc 21g18′ ngày 08/03 âm lịch.
Thường thì trước ngày thanh minh mọi người đi quét dọn vệ sinh khu lăng mộ của người đã khuất.


Năm 2017 thanh minh là ngày nào

Vào ngày thanh minh dù ai đang đi đâu, ở đâu cũng đều cố gắng trở về sum họp bên gia đình để đi tảo mộ, dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới nơi mồ mả người thân đã khuất,việc làm thành kính để tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ thanh minh quan trọng này.
Trong mỗi con người Việt Nam chúng ta.
Ngày tết thanh minh nhắc chúng ta nhớ về nguồn cội,nhớ về quê hương,tổ tiên.
Hãy hướng lòng mình về nơi thiêng liêng ấy,bởi vì quê hương đi theo chúng ta suốt cả cuộc đời.
Quê hương là tài sản vô giá đối với mỗi cá nhân con người Việt Nam chúng ta.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Thủ tục cải táng mộ phần

Thủ tục cải táng mộ phần

1- Kiểm tra mộ phần
Việc đầu tiên trước khi chúng ta muốn cải táng hoặc quy tập mộ là phải xem mộ đó như thế nào đã đủ thời gian cải táng chưa Mộ đó có kết hay phạm trùng không Mộ kết là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi,gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ. Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí…Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt.Người xưa hay dùng phương pháp để xác định Huyệt kết như họ cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi đó có Huyệt kết. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ. Nếu bắt buộc phải di dời vì lý do nào đó phải có những phương thức của Huyền môn và Phong thủy rất phức tạp mới có thể di dời.Khi mộ kết, thông thường kết từ chân lên tới đầu, cũng có vài ngôi mộ do kết cấu của Long mạch và của mộ sẽ kết theo chiều ngược lại. Có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết băng, kết chu sa…Có các màu từ xám đến trắng, hồng, đỏ như chu sa là loại mạnh nhất. Một loại khác người ta thường hay nhầm với mộ kết là mộ bị phạm trùng.Có nhiều loại trùng nhưng biểu hiện rõ nhất tại mộ là xác chôn qua nhiều năm không tan. Có những khu vực có hàng loạt mộ chôn tới hàng chục năm xác cũng còn gần như nguyên vẹn Gặp trường hợp này phải dùng bột của loại Ngải Hổ rắc xuống và đọc chú thì thịt mới tan ra.
2- Thời gian cải táng mộ phần
Theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí . “Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải tháng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng. Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam.”
3- Vị trí đặt mộ phần khi cải táng
Khi đã chọn lựa được thời điểm tiến hành thì người trong gia đình sẽ phải chọn lựa một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang. Ngày xưa, điều kiện đất đai còn rộng lớn thì việc này tương đối dễ dàng. Ngày nay, đất chật người đông, diện tích đất dành cho người chết cũng rất hạn chế. Thường ở địa phương sẽ tiến hành bố trí cho gia đình một huyệt đất mới ở cùng nghĩa trang nơi hung táng. Nếu các gia đình có nhu cầu chọn lựa phải mua đất ở nơi khác rồi chuyển hài cốt về. Việc chọn lưạ huyệt đất là tương đối khó khăn, để tìm được vị trí mới tốt lành, cần lưu ý các điểm sau.
– Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
– Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
– Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiểm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
– Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
– Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷ chính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi cải táng, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường.”
Nếu đã có nghĩa trang của dòng họ được thiết kế sẵn từ trước thì việc này rất đơn giản vì khi lập nghĩa trang đã có các Phong thủy sư tính toán cho rồi. Trường hợp quy tập mới hoặc cải táng riêng lẻ thì việc này rất phức tạp, có khi phải thực hiện trước đến vài năm.Xác định vị trí kết Huyệt- Tính toán thời gian đặt mộ, độ sâu và hướng đặt để đạt được Huyệt Khí Bảo Châu…-Thực hiện các bản vẽ quy hoạch tổng thể các đời, các chi trong dòng họ- Thực hiện các nghi lễ khi bắt đầu động thổ xây dựng hàng rào bao, nơi tế lễ, đào huyệt, xây thành Huyệt…- Thực hiện các hình dáng của mộ theo nhiều yếu tố như địa hình, phúc phận dòng họ, loan đầu. Nhiều khu vực vì đã có đất hay nghĩa trang từ trước nhưng không tụ đủ Khí phải thực hiện việc dẫn Long về để tụ Khí tại cuộc đất đã chọn. Tất cả những việc nói qua ở trên rất phức tạp và là chuyên môn của các Phong Thủy Sư. Một việc rất quan trọng là phải cân được phúc đức của dòng họ người cải táng. Phúc phận của dòng họ đó như thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả.
4- Vật liệu cần khi cải táng mộ phần
Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình mà chúng ta chọn Tiểu và Quách bằng nhiều vật liệu khác nhau như sành, sứ , xi măng, gỗ…
Trước khi tiến hành bốc mộ , người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên . Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại . Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo , mũ , ủng ) , ngựa và vàng hoa màu đỏ , giấy tiền vàng bạc , trầu cau , rượu , đèn nến , gạo muối, xôi , gà trống luộc nguyên con ….
Việc tiếp theo nữa là chuẩn bị thật nhiều nước Vang ( Còn gọi là nước ngũ vị hương có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc ).Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ , người Thày cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ . Tùy theo giờ tốt mà bốc , nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm . Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi . Khi bốc mộ , người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước , sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên
Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là một cái tiểu sành , một cái quách đặt làm sẵn , một miếng vải đỏ , một tấm ni lông , vài chai rượu nặng và nước Vang. Một vài cái xô , chậu nhựa để rửa xương .
Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Trung bình để bốc xong một ngôi mộ, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một tiếng đồng hồ. Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả,Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm . Khi ván Thiên được cậy ra , người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tảy rửa âm Khí . Sau đó mới tiến hành lấy cốt và đem rửa bằng nước vang . Sau khi nhặt hết cốt , rửa sạch , người ta trải tấm ni lông ở dưới , tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người . Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên . Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ , không được phép thiếu .Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.Sau khi hoàn tất , người ta đóng nắp tiểu lại
5 – Chọn kích thước vật liệu xây mộ phần
Để tránh các cung không tốt khi xây mộ người ta tiến hành tính toán, đo đạc theo các chỉ số quy định trên,xây mộ to hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của mỗi gia đình, tùy vào nhu cầu., có hàng trăm hàng nghìn kích thước xây mộ mà không ai giống ai, tuy nhiên vẫn phải áp dụng theo các chỉ số đo kích thước 4 cung  quý nhân, thiên tài, phúc lộc, tể tướng thì âm dương mới thuận.
Trước kia mộ tốt nhất là đắp bằng đất và có cỏ xanh. Tuy nhiên do điều kiện sống hiện nay khá hơn trước kia, nên người sống có tâm lý muốn xây cho người chết một ngôi hay một khu lăng mộ  bền chắc đàng hoàng hơn.
Hiện nay rất nhiều người chọn xây mộ cho người đã chết bằng các vật liệu khác nhau như mộ xây bằng gạch và xi măng,vôi, cát,xây mộ bằng đá khối tự nhiên,… Đó là một cách nghĩ có tâm, đáng tôn trọng.
Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chọn vị trí tốt và kích thước đẹp khi cải táng mộ phần để công việc được thuận lợi may mắn.Con cháu được hưởng phúc phần.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại Website:  http://maumodadep.com/